- Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương là một trong những ngày lễ truyền thống của phương Đông. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ rất lâu đời trong văn hóa dân gian và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa của các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ngày này được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nghĩa là vào giữa mùa hè. Trong tiếng Trung Quốc, Đoan nghĩa là mở đầu, và Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ chiều. Vì vậy, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Theo quan niệm của người Trung Quốc, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí, ngày này là ngày có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được hiểu là Tết giết sâu bọ vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Để chuẩn bị cho ngày tết này, người ta thường sử dụng hoa quả và rượu nếp cẩm, phải ăn vào sáng sớm 5/5 âm lịch, khi vừa ngủ dậy, chưa làm vệ sinh cá nhân. Điều này có ý nghĩa là tẩy tế bào chết và giết sạch sâu bọ trú ngụ trong cơ thể. Tết Đoan Ngọ từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Nó là kết quả của sự sáng tạo của những người nông dân với nghề lúa nước. Những người này luôn phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại. Nhờ vậy mà phong tục Tết Đoan Ngọ đã hình thành và được truyền lại đến ngày nay.