- Nghi lễ cúng đầy tháng là một phong tục lâu đời của người Việt, đánh dấu mốc quan trọng bé tròn một tháng tuổi sau khi chào đời. Đây không chỉ là dịp để gia đình cảm tạ các đấng linh thiêng đã che chở cho mẹ tròn con vuông, mà còn là dịp để ra mắt đứa trẻ với họ hàng, người thân và cầu chúc cho bé một cuộc sống an lành, mạnh khỏe.
- Buổi lễ thường được tổ chức vào sáng sớm hoặc chiều tối, trong không khí trang nghiêm và ấm cúng. Bàn cúng được bày biện cẩn thận, thường gồm các lễ vật truyền thống như xôi, chè, gà luộc hoặc vịt luộc, hoa quả, nhang đèn trầu cau, nước, rượu trắng, gạo muối, hoặc có thể thêm rau câu, bánh bao, bánh ngọt
- Khi đến giờ lành, người lớn trong gia đình thường là ông bà hoặc cha mẹ sẽ đứng ra thắp nhang, khấn vái, đọc lời cảm tạ và cầu nguyện cho bé được khỏe mạnh, Sau phần cúng, gia đình sẽ tiến hành nghi thức “bắt miếng” đặt tên chính thức cho bé nếu chưa đặt trước đó, thể hiện ý nghĩa và kỳ vọng của gia đình dành cho đứa trẻ.
- Sau khi nghi lễ kết thúc, các lễ vật được hạ xuống để cả gia đình cùng thụ lộc, tạo nên không khí sum vầy và ấm áp. Trong tiếng cười nói rộn ràng của người thân, nghi lễ cúng đầy tháng không chỉ là một nghi thức tâm linh, mà còn là nét đẹp văn hóa gắn bó máu thịt với đời sống người Việt bao đời nay.
DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG TRỌN GÓI TÂM PHÚC - 6 CHI NHÁNH TRÊN CẢ NƯỚC