Sét là một trong những hiện tượng thiên nhiên có thể gây ra sự tàn phá nặng nề cho đời sống, thậm chí là tính mạng con người nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Chính vì thế mà lắp đặt, sử dụng hệ thống chống sét là rất cần thiết, đặc biệt tại những đô thị lớn, tập trung nhiều tòa nhà cao tầng như ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,...
Hệ thống chống sét bao gồm 03 bộ phận chính: Bộ thu sét, dây truyền dẫn và cọc tiếp địa (cọc tiếp đất). Khi sét đánh, với điện trường lớn, mũi nhọn của cột thu lôi sẽ phát huy tác dụng của mình, chúng thu hút để sét có thể đánh trúng vào nó. Thông qua dây dẫn, nguồn năng lượng điện do sét tạo ra sẽ được truyền tải xuống mặt đất. Tại cọc tiếp địa, dòng năng lượng này sẽ được làm trung hòa bởi điện tích âm của đất (Nguồn năng lượng mang điện tích dương).
Bộ thu sét hay còn gọi là cột thu lôi. Đây là thanh kim loại tương đối dài được làm nhọn ở một đầu nhằm thu hút và tập trung tia sét. Sau này để tăng mức độ an toàn, các nhà sản xuất đã lắp thêm một vỏ bên ngoài bằng sứ với mục đích ngăn chặn các ảnh hưởng có thể có của sét vào các công trình.
Dây dẫn hay dây thoát sét thường được làm bằng đồng lá hoặc kẽm đồng. Tiết diện tiêu chuẩn của dây được quy định là 50mm2 tới 70mm2. Dây dẫn đóng vai trò trung gian, dẫn nguồn năng lượng của sét từ cột thu lôi xuống cọc tiếp địa chống sét.
Cọc tiếp địa cấu tạo từ kim loại đã được làm nhọn một đầu, đầu còn lại làm bằng hoặc ren để dễ dàng nối các dây cọc với nhau. Dựa vào thành phần kim loại cấu thành mà cọc tiếp địa có thể được chia ra làm 03 loại:
- Cọc tiếp địa bằng đồng.
- Cọc tiếp địa mạ đồng.
- Cọc tiếp địa mạ kẽm.
Trong đó cọc thép mạ đồng chống sét là được sử dụng phổ biến nhất không chỉ bởi chất lượng sản phẩm tốt, hỗ trợ hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả mà còn vì giá thành sản phẩm tương đối rẻ.