04 điều cần tránh khi tuyển dụng nhân sự
Nhân viên ngày nay là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của công ty. Tuy nhiên, để có thể tuyển được những người có năng lực và làm việc gắn bó lâu dài với công ty là điều không hề đơn giản, điều này đòi hỏi bạn cần phải có kinh nghiệm và chắc chắn không mắc phải sai lầm nào trong khâu tuyển dụng. Dưới đây là 04 điều cần tránh khi tuyển dụng nhân sự. Hãy cùng tham khảo để công tác tuyển dụng được diễn ra tốt hơn.
1. Không sàng lọc ứng viên
Công việc sàng lọc ứng viên rất quan trọng và cần phải được thực hiện trước tiên. Khi soạn thảo nội dung tin tuyển dụng, bạn nên mô tả kỹ lưỡng về công việc và những yêu cầu cần thiết dành cho ứng viên để thực hiện việc sàng lọc ngay tại thời điểm đăng thông tin tuyển dụng nhân sự lên mạng. Khi hồ sơ ứng viên gửi về cũng là bước tiếp theo để bạn tiếp tục sàng lọc kỹ lưỡng hơn. Xem xét hồ sơ sẽ giúp bạn đánh giá được sơ bộ về kiến thức lẫn kinh nghiệm của ứng viên. Kết hợp với một vài phút qua điện thoại hoặc email, bạn sẽ có thể biết được liệu ứng viên đó có phù hợp với văn hóa của công ty hay là không. Một ứng viên tiềm năng, lịch sự và khiên tốn chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt để bạn mời về phỏng vấn. Ngược lại, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc phỏng vấn nếu việc sàng lọc ứng viên không được thực hiện.
2. Không hiểu rõ về công việc đang tuyển dụng
► Sẽ không có gì lấy làm lạ về trường hợp này vì không hiểu rõ về công việc đang tuyển dụng vấn thường diễn ra ở một vài doanh nghiệp hiện nay. Đa phần họ chỉ chăm chú tìm cách lấp đầy chỗ trống thật nhanh mà không thật sự biết và hiểu về công việc đang cần tuyển dụng. Nếu trong quá trình phỏng vấn, phía nhà tuyển dụng không thể cung cấp thêm những thông chính về công việc khi ứng viên đặt ra câu hỏi thì sẽ khiến ứng viên không có niềm tin vào công việc và thậm chí là cả công ty. Thử đặt trường hợp vào chính ứng viên thì liệu bạn có sẵn sàng cống hiến sức lực và gắn bó với công ty khi mà bạn không rõ công việc của bạn là gì?
► Để tránh tình trạng này, bạn nên xây dựng cho mình một bản mô tả chi tiết về công việc, nêu rõ chứng năng, nhiệm vụ và các việc cần thực hiện khi đảm nhận vị trí này để bạn có thể chia sẻ rõ giúp ứng viên định hướng được tốt hơn sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Qua đây bạn cũng sẽ tạo được niềm tin của ứng viên.
3. Không xác định được ưu khuyết điểm của từng ứng viên
Khuyết và ưu điểm là những yếu tố quan trọng giúp bạn đánh giá được ứng viên khi tham gia phỏng vấn tìm việc làm. Mỗi nhà tuyển dụng, tùy thuộc vào tính chất của công việc, ngành nghề đang theo đuổi mà sẽ có những tiêu chí khác nhau để đánh giá ưu khuyết điểm cùng nhiều yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách như thế nào mới là lý tưởng để tuyển dụng. Bạn phải nhận định được đâu là phẩm chất quan trọng có thể kiểm định được trong khi phỏng vấn. Bạn hãy lựa chọn ra một vài những yêu cầu quan trọng và thực sự cần thiết của vị trí mà bạn đang cần tuyển dụng để đánh giá ứng viên xem họ có phù hợp hay không. Điều này giúp bạn nhanh chóng chọn ra được người tài thích hợp mà không cần mất quá nhiều thời gian so sánh, đánh giá và suy nghĩ sau phỏng vấn.
4. Không có nguồn dữ trự ứng viên
Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, có thể bạn sẽ gặp những ứng viên tiềm năng hội tụ đầy đủ những yêu cầu nhưng lại không phù hợp với vị trí hiện tại, bạn cũng đừng nên bỏ qua họ mà hãy đánh dấu và lưu lại. Rất có thể ứng viên này không phù hợp với công việc hiện tại, nhưng sẽ là ứng viên phù hợp cho những vị trí khác trong tương lai. Việc dự trữ được bảng danh sách những ứng viên tiềm năng có thể tuyển dụng được sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đi rất nhiều trong việc tuyển dụng mới sau này.
Trên đây là 04 điều cần tránh khi tuyển dụng nhân sự. Bạn hãy tìm hiểu và tránh xa những điều này để công tác tuyển dụng đạt được nhiều thành công hơn. Chỉ cần phạm phải một sai lầm nhỏ sẽ khiến cả 03 bên: bạn, công ty và ứng viên mất thêm nhiều thời gian lẫn công sức. Chúc bạn thành công trong công việc tuyển dụng của mình.