Sốc phản vệ là gì?
Một người có thể xày ra tình trạng sốc phản vệ chỉ sau vài phút hoặc vài giây tiếp xúc với dị nguyên. Đây là một hiện tượng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Bạn có biết sốc phản vệ là gì và nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này?
1. Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong do bệnh nhân dùng thực phẩm, thuốc (trường hợp này gọi là sốc thuốc) hoặc tiếp xúc với nọc độc của côn trùng và chất có chứa thành phần dị ứng với cơ địa.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: mạch đập nhanh nhưng yếu, phát ban da, buồn nôn và ói mửa, da nóng, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Một số người có thể còn gặp phải những triệu chứng khác.
2. Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu để chống lại những chất lạ khi chúng đi vào cơ thể. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, có một số trường hợp hệ miễn dịch lại phản ứng một cách quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn, thuốc,....Khi đó, hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi các phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng bị sốc. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, giảm huyết áp. Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ nhưng cũng có nhiều trường hợp lại rất khó để xác định. Lý do là vì hiện tượng này xuất hiện có thể do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Khoảng 20% trường hợp bị sốc phản vệ không xuất hiện các triệu chứng ở da hay niêm mạc, số khác lại xuất hiện triệu chứng ở hệ tuần hoàn, chẳng hạn như giảm huyết áp.
3. Các mức độ sốc phản vệ
Hiện tượng sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng 30 phút hoặc chỉ vài giây sau khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên. Sốc phản vệ xảy ra càng nhanh thì mức độ càng nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong càng cao. Cụ thể, sốc phản vệ được chia làm 3 mức độ như sau:
- Sốc phản vệ nhẹ: Chỉ xuất hiện những dấu hiệu nhẹ, không quá nguy hiểm. Chẳng hạn như: đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, nổi mề đay, mẩn ngứa, buồn nôn hoặc nôn, tê ngón tay, khó thở, đau quặn vùng bụng, mệt mỏi, tụt huyết áp,….
- Sốc phản vệ trung bình: Với biểu hiện hoảng hốt, choáng váng, ngứa ran, nổi mề đay khắp người, khó thở, đôi khi hôn mê, co giật, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày, ruộ, da tái nhợt, môi thâm, niêm mạc tái tím, khó bắt được huyết áp,….
- Sốc phản vệ nặng: Xảy ra ngay sau vài phút đầu tiên tiếp xúc, khiến bệnh nhân hôn mê, da tím tái, nghẹt thở, co giật, không đo được huyết áp. Nếu không kịp thời xử lý sẽ đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Hi vọng rằng qua những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập viên 24h Quảng Cáo, các bạn đã biết shock phản vệ là gì và qua đó, không nên chủ quan khi gặp phải trường hợp này mà hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Những người có nguy cơ bị sốc phản vệ cao nên mang theo dụng cụ tiêm tự động làm chậm phản ứng sốc phản vệ bên mình.